Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến việc tối ưu hóa quy trình bán hàng trở thành yếu tố sống còn để doanh nghiệp “bật dậy”. CRM hay Customer Relationship Management không chỉ là công cụ quản lý quan hệ khách hàng đơn thuần mà nó còn là đòn bẩy mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số một cách đột phá. Trong bài viết ngày hôm nay, Dxforce sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách xây dựng quy trình bán hàng trên hệ thống CRM chuyên nghiệp, từ đó khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống này.
Quy trình bán hàng trên CRM là gì?
Quy trình bán hàng trên CRM được hiểu là một hệ thống các hoạt động được thiết kế và tự động hóa trên nền tảng CRM. Nó có sự bao quát toàn bộ hành trình khách hàng, từ tiếp cận lúc ban đầu cho đến phần chăm sóc hậu mãi. Nó cũng là nhân tố đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu suất bán hàng, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng cũng như đo lường và phân tích dữ liệu.
Vai trò quan trọng của quy trình bán hàng trong CRM
- Nâng cao hiệu suất bán hàng: Vai trò tuyệt vời của các CRM chính là việc loại bỏ các bước thủ công, giảm thiểu sai sót cũng như khả năng tăng tốc độ xử lý trong công việc bằng cách tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, giải phóng thời gian cho nhân viên bán hàng. Giờ đây nhân viên tư vấn sẽ tập trung vào các hoạt động mang lại giá trị cao như tư vấn chuyên sâu, xây dựng mối quan hệ và chốt sales.
- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Ngoài ra, CRM còn giúp lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng, bao gồm lịch sử mua hàng, tương tác, sở thích và nhu cầu. Từ đây, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng một cách cá nhân hóa, cung cấp đúng chuẩn các dịch vụ, sản phẩm, nâng cao sự hài lòng để tăng tỷ lệ chuyển đổi, thậm chí xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
- Đo lường và phân tích dữ liệu: Cuối cùng, CRM còn cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu quả bán hàng, bao gồm tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu theo từng giai đoạn và hiệu suất của từng nhân viên, v.v. Các dữ liệu tuyệt vời này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra các quyết định chuẩn xác dựa trên số liệu thực tế, từ đó tối ưu chiến lược kinh doanh và đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh số hiệu quả.
Lợi ích vượt trội khi ứng dụng CRM trong quy trình bán hàng
Tăng doanh số gấp 3
Mục đích quan trọng nhất của bất cứ doanh nghiệp nào đó chính là doanh số. Với việc ứng dụng CRM để quản lý quy trình bán hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi từ các khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế. Trực tiếp thúc đẩy doanh số tăng trưởng.
Việc quản lý chặt chẽ quy trình bán hàng cũng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nhận diện cơ hội, đẩy nhanh tiến độ chốt sales đồng thời tăng trưởng doanh thu.
Rút ngắn chu kỳ bán hàng
Lợi ích thứ hai của việc sử dụng CRM chính là rút ngắn chu kỳ bán hàng. Các công đoạn lặp đi lặp lại như gửi email, lên lịch cuộc hẹn hay tạo báo giá…. đều sẽ được tự động hóa. Điều này sẽ đẩy nhanh tiến độ bán hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Song song với đó, các nhân viên bán hàng cũng có thêm nhiều thời gian để tập trung vào các công việc chốt sales, tư vấn… thay vì phải mất thời gian cho các công việc hành chính….
Cải thiện dự báo doanh thu
Trên CRM, các dữ liệu bán hàng đều được theo dõi và phân tích để giúp doanh nghiệp dự báo được doanh thu một cách chính xác hơn. Điều này cũng giúp quá trình phân bổ nguồn lực cũng như quyết định các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
Nâng cao năng suất làm việc
Các nhân viên sẽ không phải mất thời gian vào các công việc thủ công hay lặp đi lặp lại mà sẽ chỉ cần tập trung vào các hoạt động cốt lõi, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.
CRM cũng cung cấp các công cụ hỗ trợ quản lý công việc, phân công các nhiệm vụ và theo dõi tiến độ… Từ đó tối ưu hóa hiệu suất làm việc của từng cá nhân, tiến tới toàn bộ đội ngũ.
Tăng cường khả năng cạnh tranh
Không chỉ vậy, CRM trong quy trình bán hàng cũng giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn, từ đó đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn, xây dựng được mối quan hệ bền vững và tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.
Đồng thời, khả năng phân tích dữ liệu khách hàng của CRM cũng giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, tạo ra giá trị khác biệt, thu hút các khách hàng trung thành.
Quản lý tập trung, toàn diện
Cuối cùng, hệ thống CRM sẽ lưu trữ tập trung toàn bộ dữ liệu khách hàng, lịch sử giao dịch, tương tác cũng như tiến độ bán hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn quản lý thông tin thuận tiện, hiệu quả hơn. Loại bỏ tình trạng dữ liệu phân tán, nâng cao tính minh bạch.
7 bước xây dựng quy trình bán hàng trên CRM chuyên nghiệp
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu (Targeting)
Việc xác định khách hàng mục tiêu sẽ dựa trên việc quảng cáo, truyền thông hay các hoạt động Marketing, bán hàng khác… Các tuyến bài đăng trên website, fanpage hay các kịch bản bán hàng sẽ cần điều chỉnh nhằm tiếp cận được khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
Các thông tin khách hàng để lại thông qua website, đội ngũ kinh doanh hay liên hệ trực tiếp sẽ được lưu giữ như nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu, mong muốn….
Bước 2: Tiếp cận khách hàng (Prospecting)
Bước thứ hai trong quy trình này là liên hệ với khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng đa kênh để tiếp cận như email marketing, social media, telesales, quảng cáo trực tuyến, sự kiện…sau đó cá nhân hóa thông điệp để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Tiếp tục đo lường hiệu quả của từng kênh để tối ưu chiến lược và tập trung vào những kênh mang lại hiệu quả cao nhất
Bước 3: Nuôi dưỡng mối quan hệ (Nurturing)
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ cung cấp các nội dung giá trị cho khách hàng để xây dựng lòng tin cũng như duy trì các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Nhân viên kinh doanh sẽ đánh giá và xác định được khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ có buổi demo sản phẩm cụ thể.
Bước 4: Trình bày giải pháp (Presenting)
Trong bước này, doanh nghiệp sẽ cần demo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho khách hàng tiềm năng thấy các tính năng, lợi ích, các giá trị mà họ nhận được. Giải đáp các thắc mắc hay xử lý các phản đối của họ, đồng thời thuyết phục khách hàng về nhu cầu của họ với sản phẩm của doanh nghiệp.
Bước 5: Đàm phán & thương lượng (Negotiating)
Bước 5 là bước thương lượng, đàm phán với khách hàng về các yếu tố như giá cả, điều khoản hợp đồng… Cả hai bên cần tìm kiếm giải pháp để đôi bên cùng có lợi.
Hãy lắng nghe các nhu cầu của khách hàng để đưa ra đề xuất phù hợp, đạt được thỏa thuận chung cho song phương.
Bước 6: Chốt sales (Closing)
Các thủ tục bán hàng cần được hoàn tất, ký kết hợp đồng, ghi nhận doanh số,… Hợp đồng cần ghi rõ các điều khoản, giá, phương thức thanh toán, dịch vụ đi kèm, giải quyết khi có tranh chấp hay bảo hiểm,….
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng (Customer Retention)
Cuối cùng, xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng, có thể cung cấp thêm các hỗ trợ về kỹ thuật, giúp họ giải quyết các vấn đề phát sinh, thu thập phản hồi để tăng tỷ lệ tái mua.
Bước này chính là bước vô cùng quan trọng với mọi doanh nghiệp, sẽ biến khách hàng trở thành đại sứ thương hiệu của chính doanh nghiệp bằng cách khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm đến người quen.
Vì sao nên chọn quy trình bán hàng trên CRM của Dxforce?
Lý do quan trọng nhất chính bởi Dxforce tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết để xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp:
- Quản lý khách hàng tiềm năng: Dxforce sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phân loại khách hàng tiềm năng theo các tiêu chí khác nhau, sau đó chấm điểm dựa trên mức độ quan tâm và theo dõi tiến độ của từng khách hàng tiềm năng trong quy trình bán hàng.
- Tự động hóa marketing: Với quy trình bán hàng trên CRM của Dxforce, các chiến dịch email marketing, tin nhắn tự động,… đều sẽ được tự động hóa. Không những vậy, các nội dung email cũng sẽ được cá nhân hóa dựa trên thông tin khách hàng.
- Quản lý quy trình bán hàng: Doanh nghiệp của bạn sẽ có thể theo dõi trực quan tiến độ của từng thương vụ, nhận định rủi ro tiềm ẩn để từ đó quyết định phân bổ nguồn lực hiệu quả, tối ưu hiệu suất bán hàng. Tình trạng của từng giai đoạn trong quy trình bán hàng sẽ được báo cáo hiển thị trực quan, dễ tiếp cận.
- Báo cáo & phân tích: Đương nhiên, CRM của Dxforce sẽ cung cấp toàn bộ các báo cáo chi tiết về hiệu quả bán hàng, bao gồm cả tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu theo từng giai đoạn, hiệu suất của từng nhân viên thậm chí nhiều chỉ số quan trọng khác. Điều này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược một cách khoa học, chính xác dựa trên dữ liệu phân tích.
- Tích hợp với các ứng dụng khác: Phần mềm của Dxforce hoàn toàn có thể tích hợp cùng với nhiều ứng dụng khác nhau như phần mềm kế toán, email marketing, chatbot… từ đó tạo ra một hệ sinh thái quản lý bán hàng toàn diện, thông minh.
Xây dựng quy trình bán hàng trên CRM chuyên nghiệp là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp đột phá doanh số. Lựa chọn giải pháp phù hợp của Dxforce cũng giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất và đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững.